Wednesday, September 10, 2014

Tranh cãi mới về quy định phạt lỗi không chính chủ

Ngày 10/11, quy định xử phạt từ 6-10 triệu đồng với
Chưa đủ cơ sở pháp lý để ra quy định phạt không sang tên đổi chủ
ôtô và một triệu đồng với xe máy lỗi không sang tên đổi chủ theo nghị định 71/2012/NĐ-CP (sửa đổi, khau trang hoat tinh bổ sung) bắt đầu có hiệu lực. Tuy nhiên, nhiều luật sư cho rằng quy định chưa đủ cơ sở pháp lý và đặc biệt việc ra quy định chưa đúng lộ trình. Như vậy hệ quả pháp lý phải điều chỉnh, sửa đổi nội dung quy định này của nghị định 71 là có thể xảy ra. [links()] Chưa đủ cơ sở pháp lý Luật sư Trần Thu Nam - Trưởng văn phòng luật sư Tín Việt cho biết: Trong nghị định 71/2012/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung của nghị định 34), nổi lên một vấn đề liên quan đến quy định không sang tên đổi chủ sẽ bị phạt từ 6-10 triệu với ô tô, 1 triệu với xe máy là không khả thi. Nghị định 71 được đưa ra dựa trên những ý kiến của các bộ ngành từ địa phương rồi đến thành phố và phải dựa trên mặt thực tiễn, phải có nghiên cứu trước khi đưa ra một văn bản. Chưa đủ cơ sở pháp lý để ra quy định phạt không sang tên đổi chủ Trong trường hợp này, cơ quan làm luật đã căn cứ vào Luật giao thông đường bộ, ý kiến của Bộ GTVT và các văn bản kèm theo, tuy nhiên: Luật giao thông chỉ điều chỉnh về hành vi khi tham gia giao thông và những phương tiện đủ điều kiện tham gia. Còn việc sang tên đổi chủ liên quan đến Luật dân sự như vấn đề mua bán, đăng ký. Như vậy, có thể nói, quy định này của Chính phủ còn thiếu cơ sở pháp lý. Hiện nay, sang tên đổi chủ đang tồn tại nhiều vấn đề bất cập: dưới hình thức mua bán trao tay, tặng, ủy quyền... Nếu áp dụng xử phạt ngay với vấn đề không sang tên đổi chủ là khó khả thi, không thể thực hiện được trong một thời gian ngắn. Đối với xe đã sang tay mua bán 4-5 đời để tìm lại được chủ cũ để làm thủ tục sang tên đổi chủ là không thể. Vậy thì với những xe đó sẽ xử lý thế nào. Nếu những xe đó là của người dân vẫn sử dụng hợp pháp không phải xe ăn trộm ăn cắp nếu không được đi, không được bán thì sao? Còn những trường hợp mượn xe, thuê xe, hoặc đi xe trong đoạn đường ngắn cũng phải ra văn phòng công chứng làm thủ tục ủy quyền, cho mượn? Hơn nữa mức thuế, phí hiện nay còn quá cao đó cũng là lý khiến người dân không muốn làm thủ tục  sang tên đổi chủ. Để thực hiện được cần phải có lộ trình, phải có thời gian tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân hiểu. Chưa đúng quy trình Luật sư Nguyễn Hồng Bách - Văn phòng luật sư Hồng Bách lại cho biết không thể nói quy định là không có cơ sở pháp lý. Bởi việc ra nghị định căn cứ vào thẩm quyền của chính phủ, tờ trình của Bộ chủ quản ban ngành (Bộ GTVT), tính khả thi, tính cấp bách. Trước khi ban hành trên trang web của chính phủ cũng phải đăng dự thảo đó để lấy ý kiến, góp ý và dựa vào những góp ý đó để ban hành văn bản. Nghị định 34 đã được đưa ra từ mấy năm trước và cũng đã có quy định rất rõ ràng, nếu không thể tìm được người chủ cũ, hoặc chủ cũ đã chết thì có thể chịu phạt hành chính để dịch vụ thám tử tư được đăng ký xe. Nơi chịu phạt là nơi người ấy đăng ký hộ khẩu thường trú. Nhưng cũng cần phải có biện pháp công khai để tránh trường hợp xe trộm cắp, nếu không vô tình chúng ta đã tiếp tay cho đối tượng xấu. Vấn đề khiến người dân phản ứng là do người dân chưa hiểu rõ nội dung nghị định này. Bên cạnh đó, dù nghị định đã được đưa ra từ lâu nhưng các cơ quan chức năng chưa thực hiện nghiêm, bỏ ngỏ suốt thời gian qua giờ tiến hành xử phạt ngay khiến dân bị sốc vì nó động đến túi tiền của người dân. Về mặt nguyên tắc, khi ra nghị quyết cũng phải có một khoảng thời gian để cho người dân chuẩn bị và thực hiện. Nghị định khi ban hành phải có thông tư hướng dẫn, nhưng chưa ban hành thông tư mà đã áp dụng xử phạt ngay là quá đột xuất. Nên trước khi thực hiện cần phải thực hiện biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân nắm rõ. Bên cạnh đó, mức phí và thuế mà người dân phải chịu cũng quá cao, nên hạ mức thuế xuống 1%. Phải ở mức có thể chấp nhận được thì cong ty bao ve mới khuyến khích được khẩu trang hoạt tính người dân thực thi đúng pháp luật. Quy định nào bắt buộc thực hiện quyền? Trả lời trên báo chí, luật sư Nguyễn Thị Minh Huyền (Đoàn luật sư TP.HCM) cho rằng quy định không có cơ sở pháp lý. Theo Luật giao thông đường bộ, không hề có điều khoản nào quy định, bắt buộc chủ xe phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu xe khi chuyển nhượng (mua bán, tặng cho). Quyền sở hữu tài sản là quyền hợp pháp của công dân. Luật dân sự cũng không có quy định bắt buộc chủ sở hữu tài sản phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu khi mua bán. Vấn đề làm thủ tục chuyển quyền, sang tên tài sản (đối với những tài sản có giá trị lớn như nhà đất, ôtô...) thuộc về quyền, lợi ích của chủ tài sản. Việc làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản hay không là quyền của chủ sở hữu tài sản, không phải là nghĩa vụ. Quy định tại nghị định mới có nội dung xử phạt “chủ xe không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định” là rất mập mờ, khó hiểu. Nếu căn cứ về mặt từ ngữ của quy định là “chủ xe” thì cũng có thể hiểu đối tượng bị xử phạt trong trường hợp này là người chủ cũ, người đã bán xe mà không sang tên chứ không phải người đã mua xe hay người đang điều khiển xe, luật sư Huyền cho biết.   Đồng ý hạ phí sang tên đổi chủ Thiếu tướng Đỗ Đình Nghị cũng cho hay, việc phí sang tên đổi chủ cao cũng là một trong những nguyên nhân khiến quy định sang tên đổi chủ dù đã được ban hành từ lâu nhưng người dân chưa thực hiện. Chính vì vậy mà Bộ Công an đã kiến nghị giảm phí và Chính phủ đã đồng ý. “Bộ Tài chính hiện nay đang nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung về lệ phí trước bạ làm sao để người dân thấy phù hợp và thực hiện được tốt nhất. Việc thực hiện giảm lệ phí trước bạ cũng đảm bảo lợi ích của dân. Nếu cao quá, họ không chịu sang tên đổi chủ, sẽ không thu được thuế...", ông Nghị nói. Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết: "Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cũng sẽ tham mưu cơ quan chức năng xem xét tạm thời chưa phạt người đi xe không chính chủ, tính toán lại thủ tục hành chính và xem xét lại mức phí". Dân đang hiểu lầm Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên, Cục trưởng Cục CSGT Đường Bộ - Đường Sắt cho biết, dư luận đã có sự hiểu lầm giữa hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện với việc đi xe không chính chủ. Xe không chính chủ là xe máy, xe ô tô có sự mua bán trong thời gian quy định là 30 ngày mà anh không sang tên, đổi chủ (tức không đóng thuế, đi đăng ký mới...) thì bị phạt theo mức phạt theo Nghị định 71. Đối với trường hợp mượn xe của người khác thì cần giấy chứng minh (có thể viết tay) là xe được cho mượn thì cảnh sát giao thông cũng không xử phạt. Đối với mức phí sang tên đổi chủ được quy định: từ 10-20% đối với ô tô từ 10 chỗ ngồi trở lên, xe máy từ 2-5%. Ngoài ra ô tô, xe máy sẽ phải chịu những khoản phí khác như: Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT, phí trước bạ, thuế nhập khẩu, phí sử dụng đường bộ, phí xăng dầu, phí bình ổn, phí môi trường, phí kiểm định, phí bảo hiểm... Linh Hà

No comments:

Post a Comment