Tuesday, June 23, 2015

Sao người Việt cứ phải mơ ôtô?

7h sáng ngày 4/5, đang ngủ ngon thì tôi bị đánh thức dậy bởi tiếng đồng hồ kêu. Bật dậy, mở cửa, hít hà không khí trong lành và đầy sức sống của buổi sáng đầu hè, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 dài gần một tuần đã tiêu tốn sức vì các hoạt động vui chơi giải trí.

Phóng tầm mắt ra phía xa, hàng xà cừ xum xuê bóng cao vút, lấp ló sau tán lá, tàu điện lao đi như đang cướp từng phút giây của một ngày mới bắt đầu nhưng báo hiệu đầy hối hả. Đó là trên tầng 3. Dưới tầng 2, từng dòng người bước qua nhau, sinh viên, công chức, người lao động, ai cũng vội vã đến trường học, đến công sở. Tầng một, tất nhiên là mặt In băng rôn, bảng hiệu: In trên chất liệu hiflex, Decal, PP in pp In băng rôn, bảng hiệu: In trên chất liệu hiflex, Decal, PP đất rồi. Hàng ôtô dài xếp hàng đợi đèn đỏ, làn trong cùng, xe buýt tự do dừng đón trả khách như chỗ không người. À, vì đó là đường riêng dành cho xe buýt mà.

Đã bắt đầu tỉnh táo, tôi dành 30 phút vệ sinh cá nhân, chuẩn bị đồ đạc buổi sáng, 30 phút nữa cùng vợ con ăn sáng, trước khi tất cả chào mấy chú cá cảnh ra khỏi nhà.

Lấy chiếc xe đạp dựng trong góc, tôi hôn tạm biệt hai mẹ con, phóng đến bến chờ tàu điện cách nhà 3 km. Dựng xe đạp vào bãi đỗ, bấm khóa và bắt tàu điện đi làm quãng đường 30 km. Còn hai mẹ con thì đi gần hơn, chỉ quanh quẩn trong nội thành nên đi bộ từ nhà ra đường chỉ một km là có thể bắt xe buýt.

Ngồi trên tàu điện thẳng hướng ngoại thành, hôm nay tôi mới thong thả có dịp ngắm nhìn thành phố mình ở từ trên cao. Thật đẹp biết bao. Hai hàng cây ven đường cao ngang tầm cửa sổ, phía dưới, trong công viên các cụ đang tập thể dục. Tàu lướt nhanh qua những cao ốc, trường học, bệnh viện chẳng mấy chốc ra đến ngoại thành.

Lại một hàng cây, đến một kênh dẫn nước nhỏ rồi mới đến khu đồng ruộng, nông dân đang điều khiến những giàn máy tưới nước tự động cho những cánh đồng hoa ngút tầm mắt. Thật đẹp! Bạn bè tôi ở nước ngoài đến Hà Nội, đều trầm trồ khen ngợi người Việt Nam, vì có thể giữ được những hàng cây cổ Công ty in ấn chuyên in kỹ thuật số, in offset các loại tại TP.HCM, nhận dịch vụ in băng rôn in ấn với giá rẻ nhất, uy tín nhất, giao hàng tận nơi tại TPHCM thủ trăm tuổi ngay trong nội thành phát triển hiện đại. Tàu điện lướt trên những tán cây, phía dưới người đi bộ thong dong, là điều mà không thành phố nào trên thế giới có được.

Miêu tả đến đây, tôi lại thấy tiếc cho mấy anh bạn, vì đi làm xa hơn nên phải bắt những tuyến metro chạy ngầm từ Hà Nội tới mấy khu công nghiệp ở Hà Nam, làm sao được ngắm cảnh như mình.

Một buổi sáng thời tiết đẹp, người tràn đầy năng lượng, tôi thấy yêu đời đến lạ lùng. Cuối tuần này, nhất định sẽ đưa cả vợ con lên Hồ Gươm chơi, ngồi xe điện thong dong phố cổ, nếu thích thì xuống đi bộ nhâm nhi cafe vỉa hè, thưởng thức đồ ăn vặt, vì ở đây đã cấm hết các phương tiện khác từ lâu...

Reng... reng... Đồng hồ lại kêu liên hồi, tôi choàng người tỉnh Nhãn decal giấy, in decal, tem decal, in ấn giá rẻ in decal In PP banner Standee chất lượng In PP trong nhà và ngoài trời HCM dậy, bước xuống giường, tiến về phía cửa sổ, chỉ vừa đẩy cửa ra, một loạt những thứ âm thanh của còi xe, máy móc công trường ập đến, lộn xộn, inh tai. Vội đóng sập cửa, tôi định thần lại mới biết, nãy giờ chỉ là mơ.

Trong giấc mơ về một thành phố xanh, không có tiếng còi xe inh ỏi của tôi, toàn là xe đạp và phương tiện công cộng, đâu rồi xe hơi, xe máy chen chúc khổ sở hàng ngày?

Giấc mơ ôtô đau đáu của người dân Việt hiện nay đều xuất phát từ nhu cầu muốn an toàn, muốn tiện lợi khi tham gia giao thông. Tôi cũng muốn thế, nhưng không bắt buộc phải là ôtô, miễn là có hệ thống giao thông công cộng thuận tiện, thì người dân sẽ vui vẻ mà sử dụng, thành phố lúc đó sẽ thật sạch, thật văn minh.

Vậy thay vì cứ mơ ôtô, thôi chúng ta mơ hệ thống giao thông công cộng nhỉ. Mong sao những người chịu trách nhiệm quy hoạch, làm chính sách, sắp xếp sử dụng nguồn vốn phát triển hạ tầng thật hợp lý để người dân có điều kiện hưởng thụ.

À, các bạn nhớ tập đi bộ và đạp xe nhiều vào nhé, vì sắp được sử dụng rồi đấy. Tôi xuống nhà đi làm đây, tất nhiên là đi xe máy rồi!

Nguyên Khoa

No comments:

Post a Comment